Media LMVNĐLDC

Our Visitor

0 1 2 4 9 5
Total Users : 12495
Total views : 134980
Server Time : 2024-05-20

DƯƠNG LỊCH

May 2024
M T W T F S S
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

đồng tâm

CSVN: Vì sao Võ Văn Thưởng sẽ phải rút lui khỏi chính trường?

Lê Văn Đoành – 15/3/2024

Triều đình cộng sản hiện đang rúng động! Thật khó tin khi mà trong một nhiệm kỳ, lại có hai Uỷ viên Bộ Chính trị ngồi ghế Chủ tịch nước, nhưng phải xin từ chức. Lại càng khó tin hơn khi mà trong vòng 13 tháng, tại khoá 13, lại có đến hai ông chủ tịch nước bị “ngã ngựa”. Nhưng chuyện khó tin này nay mai sẽ trở thành sự thật.

Ngày 13-3-2024, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam nhóm họp. Tại đây, sau báo cáo của Ban Nội chính Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Bộ Công an, các ủy viên Bộ Chính trị dự họp, đã thảo luận “sâu sắc” và nhất trí “khuyên”, nhưng nói đúng ra là “buộc” Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phải làm đơn xin thôi tất cả các chức vụ như: Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Uỷ viên Trung ương đảng, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 13…

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/1-52-300x214.jpg

Ảnh: Võ Văn Thưởng trong ngày tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước. Nguồn: VTV

Vì sao nên nỗi?

Continue reading

Nghịch lý của Việt Nam: Tưởng niệm trận chiến Hoàng Sa – The Diplomat

Cuộc đụng độ là một cột mốc quan trọng đối với yêu sách của Hà Nội ở Biển Đông – nhưng việc đánh dấu kỷ niệm 50 năm tuyên bố chủ quyền đòi hỏi phải thảo luận về chính phủ miền Nam Việt Nam.

Bởi Christelle Nguyễn Ngày 19 tháng 1 năm 2024

Continue reading

Đọc báo cũ trên New York Times 2014: Một nền báo chí tự do cho Việt Nam (Nguyễn Công Khế)

Share this post on:  

Continue reading

Chuyện Việt Nam Thứ năm 18 tháng 01 năm 2024

 


Mười lăm tỉnh cần gạo cứu đói cho dân dịp Tết

17/01/2024

Mười lăm tỉnh cần gạo cứu đói cho dân dịp Tết

Người dân gói bánh chưng nhân dịp Tết hôm 7/1/2023 ở chùa Tam Chúc, Hà Nam (minh hoạ)

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP

Mười lăm tỉnh trên cả nước có văn bản yêu cầu chính phủ Trung ương cấp gạo cứu đói cho người dân trong tỉnh vào dịp Tết âm lịch sắp đến và mùa giáp hạt.

Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội Việt Nam cho truyền thông Nhà nước biết thông tin vừa nêu ngày 16/1. Danh sách cụ thể các tỉnh gồm Sóc Trăng, Cà Mau, Cao Bằng, Bình Định, Gia Lai, Quảng Bình, Nghệ An, Bạc Liêu, Đắk Nông, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Hà Giang, Kon Tum, Bắc Kạn, Bình Phước.

Tổng số gạo đề nghị là gần 14.200 tấn để cấp cho hơn 181.000 hộ dân với gần 936.000 nhân khẩu thuộc 15 tỉnh vừa nêu. Trong số này hơn 11.500 tấn để hỗ trợ cứu đói Tết, và hơn 2.600 tấn để hỗ trợ cứu đói giáp hạt.

Bộ LĐ-TB-XH cho biết tính đến ngày 10/1 vừa qua, chỉ mới có tỉnh Sóc Trăng được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định hỗ trợ hơn 3.500 tấn.


Các doanh nghiệp Châu Âu muốn mua điện trực tiếp từ nhà sản xuất, không qua EVN

17/01/2024

Các doanh nghiệp Châu Âu muốn mua điện trực tiếp từ nhà sản xuất, không qua EVN

Công nhân điện lắp đặt đường dây điện ở Hà Nội hôm 14/12/2023 (minh hoạ)

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP

Nhiều doanh nghiệp Châu Âu muốn mua điện trực tiếp từ các nhà sản xuất, không qua EVN để đảm bảo nhu cầu điện cho sản xuất và đáp ứng mục tiêu “năng lượng xanh”. Đó là một nội dung trong “Sách Trắng” thường niên được Phòng Thương mại Châu Âu – EuroCham mới công bố hôm 17/1 vừa qua.

Theo “Sách Trắng”, các công ty Châu Âu tại Việt Nam muốn mua điện thông qua DPPA. Đây là cơ chế bán điện từ nhà sản xuất điện đến trực tiếp người tiêu dùng thông qua hệ thống truyền tải quốc gia.

“Các tập đoàn cũng đã thể hiện sự quan tâm của mình trong việc mua năng lượng tái tạo thông qua DPPA được đề xuất và sản xuất năng lượng sạch của riêng họ trong các nhà máy điện với hệ thống quản lý tài sản năng lượng bằng chương trình lưu trữ ‘sau công tơ điện’ có quy mô lớn hơn” – EuroCham cho biết.

Theo EuroCham, việc cho phép các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng DPPA sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu 100% năng lượng sạch vốn đầy thách thức.

Theo một khảo sát gần đây của Bộ Công thương, trong số 95 dự án năng lượng tái tạo được đầu tư, có 24 nhà phát triển muốn mua bán điện trực tiếp, không qua EVN; 17 chủ đầu tư khác đang cân nhắc về khả năng tìm, ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng.

EuroCham cũng kêu gọi việc tăng đầu tư tư nhân vào ngành điện và cho rằng việc cho phép các nhà phát triển dự án đầu tư trực tiếp vào mạng lưới truyền tải sẽ giảm bớt áp lực tài chính cho EVN và mang lại sự chắc chắn để họ yên tâm thực hiện dự án.

Hiện tại, Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN – là công ty Nhà nước độc quyền hệ thống truyền tải, bán lẻ điện tại Việt Nam. EVN cũng là bên mua duy nhất trên thị trường bán buôn điện ở quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên EVN trong thời gian qua liên tục báo lỗ dù liên tục tăng giá điện trong năm 2023. EVN cho biết năm 2023, tập đoàn này đã phải chịu lỗ 17.000 tỷ đồng.


Việt Nam siết chặt mức giới hạn cổ phần của nhà đầu tư trong ngân hàng 

18/01/2024

Reuters

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội

Quốc hội Việt Nam thông qua các quy định mới hôm thứ Năm 18/1 nhằm giảm mức cổ phần tối đa mà nhà đầu tư có thể nắm giữ tại các ngân hàng trong nước, một động thái nhằm giảm rủi ro về thao túng thị trường, nhưng có thể khiến việc đầu tư vào các ngân hàng và tổ chức tín dụng trở nên kém hấp dẫn hơn.

Theo cải cách nêu trong Luật Các tổ chức Tín dụng sửa đổi, sẽ có hiệu lực từ tháng 7 năm nay, các cổ đông ở cấp độ tổ chức, như quỹ đầu tư hoặc quỹ hưu trí, sẽ được phép nắm giữ tối đa 10% vốn chủ sở hữu của ngân hàng, giảm so với mức giới hạn hiện tại là 15%.

Hơn 90% đại biểu Quốc hội tán thành luật sửa đổi.

Động thái này diễn ra sau vụ bê bối gian lận tài chính bị đưa ra công luận cuối năm 2022, là vụ lớn nhất Việt Nam cho đến nay, trong đó đại gia bất động sản Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rút ruột 12,5 tỷ đô la từ một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), vì bà ấy trên thực tế đã nắm quyền kiểm soát ngân hàng này thông qua những người thân tín làm bình phong cho bà.

Những người ủng hộ luật sửa đổi kỳ vọng rằng các giới hạn chặt chẽ hơn về quyền sở hữu có thể khiến việc thao túng tương tự như vụ SCB khó tái diễn, trong khi đó, những người phản đối lại cảnh báo rằng điều đó có thể không hiệu quả vì các giới hạn hiện tại đã không ngăn chặn được gian lận.

Những người phê phán quy định mới, bao gồm cả một số đại biểu Quốc hội, cũng cảnh báo trong các cuộc tranh luận công khai rằng sự cải cách này có thể có tác động tiêu cực đến việc giảm đầu tư vào ngân hàng giữa thời điểm hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với nợ xấu gia tăng và rủi ro lan tỏa từ cuộc khủng hoảng lĩnh vực bất động sản kéo dài.

Các biện pháp mới đi ngược lại với yêu cầu mà các nhà đầu tư nước ngoài nêu ra thường xuyên, đó là cần nới lỏng hoặc bãi bỏ mức trần 30% hiện nay đối với tổng sở hữu của nước ngoài trong các ngân hàng.

Mức trần đó không được điều chỉnh trong cải cách lần này, nhưng giới hạn chặt hơn về mức sở hữu cổ phần trong tổ chức tín dụng có thể hạn chế hơn nữa đầu tư nước ngoài vì các nhà đầu tư nước ngoài thường ở sát mức giới hạn tối đa hiện tại hơn so với các nhà đầu tư trong nước.

Phần nào tính đến những mối lo ngại này, các đại biểu Quốc hội đã quyết định không hạ thấp một giới hạn khác đối với mức sở hữu của mỗi cá nhân, vẫn giữ mức 5% mặc dù có kế hoạch ban đầu là giảm xuống 3%.

Các quy định mới cũng trao thêm quyền hạn cho ngân hàng trung ương Việt Nam được can thiệp nhanh chóng trong trường hợp xảy ra việc rút tiền mặt ồ ạt từ ngân hàng hoặc khi có dấu hiệu từ sớm là tổ chức tín dụng gặp khó khăn.

Vụ bê bối SCB đã dẫn đến một cuộc rút tiền ồ ạt buộc ngân hàng trung ương phải tiếp quản ngân hàng này.


Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam cải thiện chăm sóc bệnh nhân đột quỵ 

18/01/2024

VOA Tiếng Việt

Đại diện tổ chức Humanity & Inclusion Vietnam (HI) và Bệnh viện Bạch Mai ký bản ghi nhớ hỗ trợ cải thiện chăm sóc bệnh nhân đột quỵ. Photo USAID Vietnam

Đại diện tổ chức Humanity & Inclusion Vietnam (HI) và Bệnh viện Bạch Mai ký bản ghi nhớ hỗ trợ cải thiện chăm sóc bệnh nhân đột quỵ. Photo USAID Vietnam

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sẽ hỗ trợ về đào tạo và kỹ thuật để chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam, nơi có khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm.

USAID sẽ hỗ trợ về đào tạo và kỹ thuật cho Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện Bạch Mai (BVBM) để cải thiện công tác chăm sóc đột quỵ, hợp tác đẩy mạnh vai trò của bệnh viện này như là trung tâm chăm sóc đột quỵ hàng đầu của Việt Nam và tiểu vùng Mekong.

Hôm 16/1, đối tác thực hiện dự án của USAID là tổ chức Humanity & Inclusion Vietnam (HI) ký một bản ghi nhớ với Bệnh viện Bạch Mai để thực hiện dự án này, USAID cho biết trong một thông cáo cùng ngày.

Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam cho hay sự hỗ trợ này của chính phủ Hoa Kỳ nhằm cải thiện công tác chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam và tiểu vùng Mekong, đồng thời khẳng định hỗ trợ của Hoa Kỳ về tăng cường hợp tác y tế và hỗ trợ các cơ sở y tế quan trọng của Việt Nam.

Trong thời gian 2 năm tới, HI sẽ phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai để nâng cao năng lực chuyên sâu thông qua việc hỗ trợ chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành đột quỵ và bệnh lý mạch máu não cho bác sĩ; tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ đa ngành để đảm bảo người bệnh được chăm sóc liên tục trong suốt quá trình điều trị, vẫn theo USAID.

Ngoài ra, dự án cũng bao gồm việc tăng cường phối hợp, chia sẻ các kỹ năng thực hành tốt và hỗ trợ kỹ thuật thông qua các mạng lưới quốc gia và quốc tế.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quy cao nhất, với khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam. Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật do đột quỵ ở mức cao.

“Chúng tôi vui mừng tiếp tục hợp tác với Bệnh viện Bạch Mai thông qua Trung tâm Đột quỵ và Trung tâm Phục hồi chức năng”, Giám đốc USAID Việt Nam Aler Grubbs phát biểu. “Chúng tôi mong muốn giúp Việt Nam tăng cường áp dụng các thực hành tốt nhất trên thế giới về cứu chữa bệnh nhân và giảm thiểu khuyết tật ở những người bệnh đột quỵ”.


Công an Bình Dương bắt giữ người đàn ông Trung Quốc bị cáo buộc ‘lừa bán’ 13 phụ nữ Việt 

18/01/2024

VOA Tiếng Việt

Công an tỉnh Bình Dương của Việt Nam thông báo hôm 17/1 rằng họ bắt giữ một người đàn ông Trung Quốc 34 tuổi, bị nhà chức trách nước láng giềng truy nã quốc tế về tội buôn bán người, với tổng số nạn nhân lên đến 13 phụ nữ người Việt.

Công an tỉnh Bình Dương của Việt Nam thông báo hôm 17/1 rằng họ bắt giữ một người đàn ông Trung Quốc 34 tuổi, bị nhà chức trách nước láng giềng truy nã quốc tế về tội buôn bán người, với tổng số nạn nhân lên đến 13 phụ nữ người Việt.

Công an tỉnh Bình Dương của Việt Nam thông báo hôm 17/1 rằng họ bắt giữ một người đàn ông Trung Quốc 34 tuổi, bị nhà chức trách nước láng giềng truy nã quốc tế về tội buôn bán người, với tổng số nạn nhân lên đến 13 phụ nữ người Việt, theo tường thuật trên các báo và trang tin Tuổi Trẻ, VOV và Nhân Dân.

Thông tin từ công an Bình Dương được Tuổi Trẻ, VOV và Nhân Dân dẫn lại cho hay người bị bắt là Liu Peiguang, sinh năm 1990, quốc tịch Trung Quốc, đã lẩn trốn trong tỉnh.

Ông này là nghi phạm bị Chi Cục Phát triển kinh tế và Công nghệ, Công an thành phố Liaocheng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, điều tra về tội mua bán người, Tuổi Trẻ, VOV và Nhân Dân cho biết, dẫn thông tin từ nhà chức trách.

Kết quả điều tra của phía Trung Quốc xác định rằng từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2019, Liu Peiguang và đồng phạm đã “giới thiệu” cho 13 phụ nữ Việt Nam “đi làm” bên Trung Quốc hoặc “kết hôn với những người đàn ông Trung Quốc giàu có”.

Tiếp đến, khi đã chiếm được niềm tin của các phụ nữ này, ông ta và đồng bọn tổ chức cho các nạn nhân nhập cảnh trái phép vào Trung Quốc. Sau đó, Liu Peiguang đã “bán” tất cả những nạn nhân đó “với giá từ 100 nghìn đến 150 nghìn nhân dân tệ”, qua đó, ông ta “thu lợi bất chính 1 triệu 500 nghìn nhân dân tệ”, tương đương gần 5,2 tỷ đồng hoặc hơn 210.000 đô la.

Khi bị công an Trung Quốc phát hiện, Liu Peiguang bỏ trốn sang Việt Nam và làm việc tại một công ty trên địa bàn thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, các báo trong nước tường thuật.

Vẫn báo chí trong nước cho biết công an hai nước đã phối hợp với nhau, với kết quả là công an tỉnh Bình Dương bắt giữ Liu Peiguang và bàn giao ông ta cho công an thành phố Liaocheng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Theo Báo cáo Buôn người 2023 được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hồi giữa năm ngoái, chính phủ Việt Nam điều tra 247 nghi phạm buôn người trong 90 vụ án hồi năm 2022, tăng gần 100 người so với 149 nghi phạm buôn người trong 77 vụ án của năm 2021. Trong 90 vụ được điều tra đó, có 49 vụ liên quan đến mua bán người xuyên quốc gia sang Trung Quốc và Campuchia.

Báo cáo của Mỹ đánh giá rằng Việt Nam “vẫn chưa đáp ứng đủ các yêu cầu tối thiểu trong công cuộc bài trừ nạn buôn người”, dù chính phủ đã có “những nỗ lực đáng kể”, do vậy, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi của Mỹ về vấn đề buôn người.

Hiện chưa có số liệu về nạn buôn người ở Việt Nam trong năm 2023.


Tuấn Khanh  – Vaccine cho Hoàng Sa

Saigon Nhỏ

17/01/2024

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/01/Screenshot-2024-01-18-133739.png

Ảnh: Thanh Niên

Cựu Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có một thời gian cầm quyền là 9 năm, 53 ngày. Nhưng ông nổi bật như là một nhà lãnh đạo có khuynh hướng dân túy giỏi. Chỉ trong một thời gian ngắn xuất hiện, nhiều nhà báo cũng như dân chúng đã nhiệt liệt ủng hộ những phát ngôn đầy vẻ chân thành và quyết liệt trong nhiệm vụ truyền thông của ông.

Nói ngày 17 Tháng Năm, 2014, trước hơn trăm sinh viên, và báo chí, cán bộ Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Đam đã tuyên bố một cách mãnh liệt: “Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và chúng ta sẽ đòi lại, đời chúng ta chưa đòi được thì đời con đời cháu chúng ta sẽ đòi cho bằng được”. Báo chí nhiều nơi đã rầm rập đưa lại. Cả nước hừng hực. Ai nấy đều như sốt, mặc dù cũng có người đặt câu hỏi “chúng ta đang đòi lại bằng cách nào, và nếu không được, thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi bằng cách nào?”.

Đó là chưa nói, ẩn trong câu tuyên bố, được nhìn thấy như là sự bất lực hô vang của một người cầm quyền về hiện trạng, khéo xô tất cả cho tương lai.

Sau năm 2014, ông Đam không hề nhắc lại lời nào về Hoàng Sa và chủ quyền ở biển Đông, hay ý nào mang tính dân túy như vậy. Bởi đơn giản, năm 2014 là năm mà Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 đến biển của Việt Nam và bắt đầu thử khai thác. Bắc Kinh vấp phải một sức phản ứng dữ dội của người dân nói chung cho đến tận nay, và riêng của chính quyền trong một thời gian ngắn, từ 11 đến 18 Tháng Năm.

Nói thêm để biết, trong giai đoạn đó, bộ hồ sơ dự định kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế đã bắt đầu được tính tới. Nhưng rồi sau khi sống êm gió lặng giữa hai quốc gia, đến năm 2016, thì bộ hồ sơ kiện Trung Quốc gần như bị bỏ quên. Và Anh Đam cũng im lặng, né chủ đề Hoàng Sa từ đó.

Tháng Một, 2020, ông Đam bùng lên một lần nữa trong con mắt ngưỡng mộ của công chúng, khi nhận chức Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống covid 19. Báo chí Nhà nước cũng tham gia đẩy nhân vật gầy gò, có dáng vẻ khắc khổ đáng kính này lên đến tận cùng. Đặc biệt là những hình ảnh và video ông xăng xái đi tìm những con hẻm không khoá lại, nhà nào có bị nghi ngờ dịch không bị cô lập, và lên giọng giận dữ vì thấy người dân vẫn còn đi ngoài đường. Áo ông ướt đẫm mồ hôi. Gương mặt ông suy tư lo âu được cân nhắc, chụp rất cẩn thận, trên những tấm hình đăng trên báo.

Bất ngờ, trong đại dịch, từ vị trí một nhà lãnh đạo quốc gia luôn cho thấy đổ mồ hôi, sôi nước mắt cho việc chung, ông Đam cho phát đi tấm ảnh vận động ủng hộ phát hành chính thức vaccine covid 19 của Việt Nam sản xuất.

Vaccine tên Nanocovax, vốn trầy trật nhiều lần xin được phát hành chính thức, nhưng WHO của Liên Hiệp Quốc không chấp nhận vì thấy thiếu minh bạch, kể cả những chuyên gia y tế của Việt Nam cũng vậy. Hãng này không chịu thiệt, ra sức tự giới thiệu rực rỡ về giá trị của mình, nói rõ với ước mơ được một cơ hội toàn quốc không khác test kit Việt Á. Trong cơn tuyệt vọng, ông Thích Nhật Từ của Phật giáo nhà nước được mời đến và bị lộ một bản video cho thấy đang gióng chuông gõ mõ, cúng cầu mua may bán đắt cho vaccine này.

Trong một bức ảnh quảng cáo đó, ông Đam giới thiệu là mình đang chích mũi thứ hai của Nanocovax mà vẫn rất khỏe mạnh. Không có tờ báo nào phỏng vấn ông sau khi từ chức thủ tướng, về hai mũi chích đó; cũng không nghe nói rằng có thật sự ông đã đi qua đại dịch mà không cần nhờ một vaccine nào của phương Tây không?

Nhân kỷ niệm 50 năm Hoàng Sa mất vào tay Trung Cộng xâm lược, mà nhà nước Việt Nam vẫn luôn lên tiếng mạnh mẽ chứng minh chủ quyền, chợt nhớ lại câu phát ngôn cảm động đến rơi nước mắt của ông Đam về Hoàng Sa.

Nhưng trước khi bàn đến chuyện lớn như chuyện chủ quyền đảo Hoàng Sa, chỉ ước mong Đam có dịp nói thật về hai mũi chích Nanocovax, mà ông đã tự chuyển mình từ một nhà lãnh đạo, thành một người quảng cáo nhiệt tình một món hàng, mà giờ đây phát minh tầm quốc tế đó cũng không còn nghe đến nữa.

Chỉ dám xin ông đến đó thôi!


Võ Xuân Sơn – Rộn ràng những nỗi đau, nghẹn ngào những nỗi vui 

17/01/2024

Phải nói là kiến thức của tôi về thế giới mạng, thế giới quan chức… rất hạn hẹp.

Thế cho nên tôi hoàn toàn bất ngờ với phản ứng của thế giới mạng đối với việc ông Nguyên Công Khế và ông Nguyễn Quang Thông, hai cựu Tổng Biên Tập của Báo Thanh Niên, bị bắt.

Một người bạn trên Facebook của tôi, là cựu nhà báo của Báo Thanh Niên, anh Huỳnh Ngọc Chênh, là một KOL trên mạng. Anh gặp vấn đề với một KOL khác xung quanh vụ mấy ông này bị bắt, chỉ vì anh buông một chữ “buồn” trong một status sau khi hai ông nói trên bị bắt. Thì ra tầm ảnh hưởng của các ông này (có lẽ chủ yếu là ông Khế) lớn thật.

Chúng ta đang sống trong một thời đại vô cùng đặc biệt của dân tộc. Chúng ta đang sống trong một thể chế mà chẳng còn mấy ai ngạc nhiên khi một quan chức nào đó bị bắt, cũng chẳng còn ai cảm thấy bất ngờ khi những kẻ xấu xa được tung hô, tôn thờ. Chẳng còn ai tỏ ra buồn rầu khi những thực tế cuộc sống như vậy cứ diễn ra một cách đều đặn, tự nhiên. Mọi người đều mặc định là phải vui mừng khi một quan chức nào đó bị bắt, bị ra tòa, bị lãnh án.

Nhưng có ai để ý đến sự chua xót, sự đau đớn đằng sau những câu châm biếm, những biểu hiện mặt cười được thả đâu. Thật sự tôi cảm thấy rất chua xót khi hàng loạt quan chức bị bắt, và cái cách mà bọn họ nhơn nhơn trước tòa. Không lẽ dân tộc này, đất nước này lại cứ cam chịu cho bọn sâu mọt này đục khoét, lũng đoạn mãi sao?

Tôi đau xót khi nhận thấy rằng, có một bộ phận chỉ còn biết cười cợt, vui mừng, mà không còn cảm thấy đau đớn. Sự đổ vỡ niềm tin đã khiến họ rơi vô trạng thái cực đoan cảm xúc.


Nguyễn Hồng Lam – Đọc và kinh hãi 

17/01/2024

Hồi đại học, Lê Đỗ Quỳnh Hương cũng có tham gia sáng tác. Cùng lứa, cùng có chút máu văn nghệ, tôi biết cô từ hơn 30 năm trước.

Nhưng tôi, cũng như nhiều người có “biết” Quỳnh Hương từ những năm tháng học đại học đều nghĩ rằng “em nó diễn đến mức tin luôn những gì mình diễn và nói” (nhận xét của một bạn học với Quỳnh Hương ở Đại học Sư phạm, Hương học khoa Anh). Cho nên sự quan tâm cũng nhạt nhẽo dần, kể cả khi cô đã thành ngôi sao, một MC khá nổi tiếng của HTV.

Lâu nay, món thần số học của cô MC, tôi nghe nói thì nhiều, nhưng đọc thì chỉ một, hai bài đầu, còn sau đó thì không quan tâm. Với tôi, nó nhảm nhí. Nhưng là niềm tin của người khác, pháp luật cũng không cấm, kệ họ. Không thích thì không theo dõi, thế thôi.

Kể cả khi đọc được ở đâu đó cho rằng “hiện nay, em nó (Quỳnh Hương) tin rằng mình sáng tạo ra số nhiều phần trăm bên cạnh những phần trăm của Phật pháp, Kinh Dịch, Pi…”, tôi chỉ nhếch mép, nhưng cũng thây kệ.

Nhưng từ tối qua, sau sự cố bắt hai cựu tổng biên tập Báo Thanh Niên, đột nhiên tên cô lại được nhắc nhiều, không phải để cảm thông, mà đầy thị phi. Vì thế, tôi đã vào trang của cô MC đọc thử. Và kinh hoàng.

Chỉ 4 giờ sau khi chồng (đã là chồng cũ) bị bắt, bị khám xét, cô cựu MC đã vội lên ngay Facebook đăng bài “We thank you”, và 5 giờ sau nữa là bài “Tấm séc nhiệm màu”, giảng và quảng cáo lớp học thần số học.

Cô cho biết, mọi thứ sẽ không thay đổi gì cả. “Sự cố”, cô đã biết trước và khuyên chồng kiểu “trong nguy có cơ”, xem chuyện chồng vướng vào vòng lao lý như “anh đang được đi qua một khóa học lớn, và nên hãy tận dụng ‘nguy’ này để lảy ra cơ hội học hỏi được thêm biết bao nhiêu là điều quý giá”. Cô còn bình thản: “Mình tin rằng anh hiểu, và làm được rất tốt điều này”.

Nói tóm lại, lớp học online ĐẠI CỘNG HƯỞNG ONLINE THÁNG 01/2024, SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG TỪ QUYỂN 5 LƯƠNG HOÀNG SÁM: GIẢI OAN THÍCH KIẾT mà cô sẽ giảng sẽ vẫn cứ diễn ra bình thường vào vài ngày nữa! Cô đang dốc sức làm mọi thứ để lùa cho đủ 1.000 học viên vào phòng zoom! Cô không rảnh để buồn hay rơi lệ với việc chồng cũ của cô vừa bị bắt.

Trước chỉ biết, không thân, nhưng giờ thì thật sự mình thương cảm cho anh Nguyễn Quang Thông. Nghe nói họ đã ly dị, nhưng bao năm qua phải sống với một cô vợ tỉnh rụi, không gì lay chuyển và đầy “niệm lành”, đầy “lòng biết ơn” như thế thì quả khó tin là anh đã rất …. biết ơn.

Và cũng thương cho hàng ngàn học viên theo lớp “Thức sớm Yoga cùng MayQ” mà cô MC là giảng viên – chủ xị. Họ đang mê muội một thần tượng có thần kinh, dây cảm xúc bằng inox. Nói trắng ra là nhảm nhí, bán niềm tin đa cấp, đưa cả chuyện chồng con vào làm dẫn chứng là bất cận nhân tình, thiếu tính người. Lẽ ra, các cơ quan quản lý đã phải ngăn chặn, dẹp bỏ trò lừa mị ấy từ lâu. Cô đang lừa hàng ngàn người và lừa cả chính mình.

Ai tò mò, tự tìm trang có “tích xanh” của cô mà đọc. Tôi sẽ không dẫn link, cũng không đủ can đảm trích dẫn thêm nữa. Tôi thật sự kinh hãi!


XEM THÊM (Báo Dân Trí VN)

Nguyên Giám đốc Sở ở Bình Định xây nhà trái phép trên núi để đọc sách?

Doãn Công

Doãn Công

Thứ năm, 16/03/2023 – 20:38

(Dân trí) – Nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ Bình Định đã mua hơn 5.000m2 đất rẫy, sau đó xây nhà trái phép và cho rằng mục đích làm nơi đọc sách, gần gũi thiên nhiên để dưỡng bệnh.

Ngày 16/3, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết sẽ xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng trái phép, kể cả đảng viên, cán bộ hưu trí.

Nguyên Giám đốc Sở ở Bình Định xây nhà trái phép trên núi để đọc sách? - 1
Ngôi nhà xây dựng trái phép của nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định (Ảnh: Bình Định).

“Tất cả những ai xây nhà trái phép, lấn chiếm đất đai, mua bán trái phép sẽ được xử lý kiên quyết, kể cả cán bộ, đảng viên. Tỉnh không bao giờ bao che chuyện đó. Nếu địa phương nào không xử lý sẽ chịu trách nhiệm”, ông Hồ Quốc Dũng nhấn mạnh.

Thời gian qua, dư luận địa phương xôn xao việc một số công trình xây dựng trái phép trên vùng đồi núi thuộc khu vực 5, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn. Trong đó, nổi lên nhiều công trình trái phép của nguyên cán bộ, đảng viên; đặc biệt là căn nhà của ông N.T. – nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định.

Nguyên Giám đốc Sở ở Bình Định xây nhà trái phép trên núi để đọc sách? - 2
Xung quanh khu đất được xây dựng tường đá chắc chắn (Ảnh: Bình Định).

Qua tìm hiểu, căn nhà trái phép của gia đình ông T. xây dựng trên khu vực đất đồi gồm các hạng mục như nhà ở, nhà kho, bể nước… Xung quanh được bọc tường rào chắc chắn, nằm sâu trên khu đất đồi.

Năm 2016, UBND phường Quang Trung, TP Quy Nhơn đã kiểm tra, đình chỉ việc thi công công trình không phép này và cưỡng chế tháo dỡ một phần. Thời điểm này, công trình do vợ của ông T. đứng tên.

Trao đổi với báo chí, ông T. thừa nhận việc xây dựng căn nhà trên đất rẫy là không đúng quy định của pháp luật.

Sau khi mua đất rẫy, ông T. xây dựng ngôi nhà trên diện tích khoảng 40m2 với mục đích làm nơi đọc sách, dưỡng bệnh.

Nguyên Giám đốc Sở ở Bình Định xây nhà trái phép trên núi để đọc sách? - 3
Đá xây dựng trong khu đất rẫy nhà ông T. (Ảnh: Bình Định).

Hiện có 30 công trình xây dựng trái phép tại tổ 49, khu vực 5, phường Quang Trung. Các công trình này xây dựng trái phép trong thời gian dài.

Ông Ngô Hoàng Nam, Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn, thừa nhận tình trạng xây dựng trái phép trên địa bàn phường Quang Trung và  việc này xảy ra một quá trình dài chứ không phải mới đây.

Ông Nam cũng cho rằng, việc này có sự thiếu quyết liệt của các đơn vị liên quan, chính quyền các phường, xã. Hiện nay, chính quyền thành phố cùng các cơ quan chức năng và UBND các phường, xã rà soát đánh giá lại toàn bộ các công trình xây dựng trái phép thuộc phạm vi quản lý.

“Trước mắt, theo chỉ đạo chung của Thường trực Tỉnh ủy chúng tôi sẽ thực hiện cắm mốc phân định khu vực được xây dựng và xử lý công trình trái phép. Sau thời gian cắm mốc, nếu còn tình trạng lấn chiếm đất, xây dựng nhà ở trái phép sẽ truy trách nhiệm chính quyền địa phương trong quản lý đất đai. Đây là vấn đề rất khó nhưng chúng tôi đang chỉ đạo rất quyết liệt”, ông Nam cho hay. (Theo Dân Trí, Việt Nam)

Chuyện Việt Nam ngày Thú tư 27 tháng 12 năm 2023 Đại án ‘chuyến bay giải cứu’: Ba bị cáo bị tuyên y án chung thân; Công ty Keyhinge Toys VN cho 1250 công nhân nghỉ việc 26/12/2023; Chính phủ Nhật viện trợ gần 250.000 USD cho ba dự án tại Việt Nam

Quê Hương tổng hợp


Đại án ‘chuyến bay giải cứu’: Ba bị cáo bị tuyên y án chung thân

BBS News – 27/12/2023

BBC

Continue reading

Chuyện Việt Nam ngày Thứ sáu 15 tháng 12 năm 2023 Gia đình Nguyễn Tiến Trung đã dến bến bờ tự do – Trung Quốc vẫn giữ ‘cộng đồng vận mệnh chung’ với Việt Nam trên văn bản chữ Hán? – Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? – Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định thúc đẩy hợp tác đường sắt với Trung Quốc là chủ yếu – VN đã ngả về phía TQ, tức đã “chọn phe” TQ. Về kinh tế lẫn chiến lược.

 

Quê Hương tổng hợp


Gia đình Nguyễn Tiến Trung đã dến bến bờ tự do – 15/12/223

 

Nguyễn Tiến Trung, thạc sĩ Tin học tại Đại học tại Rennes, Pháp quốc.

Trong quá trình học tại Pháp, nhận thức được sự khác biệt giữa nền dân chủ và độc tài, Nguyễn Tiến Trung đã dấn thân vào con đường đấu tranh cho một nền dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Continue reading

Chuyện Việt Nam ngày Thứ năm 07 tháng 12 năm 2023

Quê Hương tổng hợp


Thủ tướng Campuchia công du Việt Nam từ ngày 11-12/12

07/12/2023

Thủ tướng Campuchia công du Việt Nam từ ngày 11-12/12

Thủ tướng Campuchia Hun Manet phát biểu tại một buổi lễ ở Siem Reap hôm 16/11/2023

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP

Continue reading

BẢN LÊN TIẾNG VỀ CHỦ TRƯƠNG MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NHẰM KHAI THÁC NGƯỜI VIỆT TẠI HẢI NGOẠI

Ngày 10/11/ 2023, Phó Thủ tướng CSVN Trần Lưu Quang đã ký Quyết Định 1334/QĐ-TTg về cái gọi là đề án “phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới", hay nói khác đi, đây là âm mưu tinh vi nhằm khai thác nhân tài, vật lực của người Việt hải ngoại để làm giàu cho chế độ hầu tiếp tục thống trị đất nước. Một trong các phương pháp của đề án này là “Củng cố mạng lưới NVNONN trên toàn thế giới. Phấn đấu 100% các địa bàn có đông cộng đồng NVNONN thành lập được các hội, đoàn”.

Trước sự kiện này, các tổ chức đồng ký tên dưới đây nhận định:

Continue reading

Chuyện Việt Nam Thứ Năm 09 tháng 11 năm 2023

Quê Hương tổng hợp

Vừa tuyên bố không mở rộng đầu tư tại Việt Nam, Inter nhanh tay đổ vào Malaysia $7 tỷ

Lê Thiệt /SGN – 08/11/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/02-Intel-1.jpg

Công nhân làm việc trong nhà máy Intel tại Việt Nam – Ảnh: Tuổi Trẻ

Ngày 8 Tháng Mười Một, Báo Tuổi Trẻ đưa tin “Tại Việt Nam, Intel luôn cam kết tiếp tục mở rộng đầu tư trong tương lai”, thì trang mạng VOV (của Đài Tiếng nói Việt Nam) lại cho biết “Intel “gác” kế hoạch mở rộng sản xuất chip tại Việt Nam”!

Thế là thế nào? “Có nghĩa là khi bạn đọc báo Việt Nam bạn phải động não một chút, đừng tin những lời khen ‘có cánh’”. Đó là một lời khuyên trên mạng xã hội.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một quan chức (giấu tên) từ cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài cho biết: Tại Việt Nam, Intel luôn cam kết tiếp tục mở rộng đầu tư trong tương lai. Còn việc họ mở rộng đầu tư ở nước khác phụ thuộc vào chiến lược của tập đoàn trong từng giai đoạn.

Continue reading

Lợi ích của Tự Do, Dân Chủ.. (1)

Người thách thức “giá trị châu Á” của Lý Quang Diệu – Có cần phải đánh đổi quyền tự do lấy phát triển kinh tế?

Hoàng Dạ Lan / Tạp chí Luật Khoa

Đồ họa: Tùy Phong/ Luật Khoa.

11/10/2023

” Trong bối cảnh của Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với phát triển trong nhiều trường hợp:

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng khiến môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, hiện tượng đánh đổi môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế diễn ra ở nhiều địa phương.

Hệ thống giáo dục quốc dân đã trải qua nhiều lần cải cách, nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết, bao gồm vấn nạn dạy thêm – học thêm, chương trình mang tính nhồi nhét và bị chính trị hóa, thiếu tính khai phóng”.

Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu là người lãnh đạo đảo quốc Singapore từ năm 1959 đến năm 1990. Với tài năng, tâm huyết, và tính thực dụng cao, ông và Đảng Hành động Nhân dân đã đưa Singapore từ một vùng đất kém phát triển trở thành một trong những con rồng châu Á. Ông cũng là người đại diện và người ủng hộ nhiệt thành cho mệnh đề “Giá trị châu Á”.

Lý Quang Diệu cho rằng thành công của những “con rồng châu Á” (Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong) trong thập niên 1990 xuất phát từ nền văn hóa Nho giáo, bao gồm tính tiết kiệm, sự cần cù, tính kỷ luật, lòng hiếu thảo và trung thành với gia đình và dòng tộc, cùng với tinh thần hiếu học và cầu tiến. [1] Lý giải mối quan hệ giữa văn hóa và thể chế chính trị, những người ủng hộ mệnh đề “Giá trị châu Á” cho rằng mô hình dân chủ và nhân quyền của phương Tây không có giá trị phổ quát, không phù hợp với truyền thống và lịch sử phát triển của các nước Á châu. [2]

Ngược lại, những người ủng hộ thuyết nhân quyền là giá trị phổ quát có quan điểm đối lập. Họ cho rằng luận đề “Giá trị châu Á” thường được tán dương và cổ xúy bởi các nhà lãnh đạo độc tài nhằm biện minh cho việc mở rộng quyền lực nhà nước và đàn áp nhân quyền. Đại diện tiêu biểu cho quan điểm này là Amartya Sen, nhà kinh tế học và triết gia xuất sắc người Ấn Độ.

Bài viết này sẽ điểm qua những luận điểm chính của mệnh đề “Giá trị châu Á” và sau đó giới thiệu đến độc giả chủ thuyết “Phát triển là tự do” của Amartya Sen.

Luận đề “Giá trị Châu Á”

Luận đề “Giá trị châu Á” thường nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của Nho giáo đối với đời sống kinh tế – chính trị của các nước Á châu, đặt trong thế đối lập với hệ giá trị đề cao dân chủ và nhân quyền của phương Tây. Luận đề này bao gồm các luận điểm sau:

Nhìn chung, người châu Á thường coi trọng các giá trị gia đình và giá trị tập thể, và sẵn lòng hy sinh quyền tự do cá nhân vì lợi ích của cộng đồng và tập thể. Theo Huntington, “Di sản Nho giáo của Trung Quốc nhấn mạnh vào uy quyền, trật tự, tính thứ bậc và việc đặt lợi ích tập thể lên trước lợi ích cá nhân, tạo ra trở lực cho quá trình dân chủ hóa”. [3] Nhìn chung người châu Á, đặc biệt là ở Đông Á, coi trọng các giá trị như sự đồng thuận, thống nhất và tính cộng đồng, trong khi phương Tây thường cổ xúy đa nguyên, bất đồng, cạnh tranh, chủ nghĩa cá nhân, và tự do cá nhân.

Khái niệm đất nước là một sự mở rộng của khái niệm gia đình. Giống như việc các sinh hoạt trọng yếu trong gia đình cần được quyết định bởi người gia trưởng, đất nước cần phải được quản lý bởi một nhà nước mạnh, tập quyền (parent state – nhà nước gia trưởng, nhà nước phụ mẫu), trong sạch, và hiệu quả. Lãnh đạo bộ máy nhà nước phải là một người mạnh mẽ, quyết đoán, duy trì được ổn định chính trị và trật tự xã hội để phát triển kinh tế, biết cách làm cho dân chúng tin phục. Nhà nước biết rõ điều gì là tốt nhất cho xã hội và đưa ra các quyết sách dựa trên niềm tin đó. [4]

Các quyền tự do kinh tế quan trọng hơn các quyền tự do chính trị. Nếu nhà nước đảm bảo tăng trưởng kinh tế và đa số người dân trong độ tuổi lao động có việc làm thì người dân không cần quá nhiều quyền tự do chính trị. Điều này tương phản với truyền thống phương Tây, trong đó các giá trị nhân quyền được xem như thiêng liêng và bất khả xâm phạm.

https://www.luatkhoa.com/content/images/2023/10/00lee-kuan-yew-adv-obit-slide-M7XA-superJumbo.jpg

Ông Lý Quang Diệu vào năm 1963. Ảnh: Larry Burrows/ The LIFE Picture Collection.

Amartya Sen và mệnh đề “Phát triển là tự do”

Một trong những học giả chỉ trích mệnh đề “Giá trị châu Á” mạnh mẽ nhất là Amartya Sen. Trong cuốn sách “Development as Freedom” (tạm dịch: Phát triển là tự do), ông đưa ra nhiều phê phán sắc bén đối với quan niệm truyền thống về phát triển, vốn thường dựa vào hiệu suất kinh tế được đo lường qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Theo Amartya Sen, tự do không chỉ là “phương tiện”, mà còn là “mục đích” của phát triển. Ông cho rằng mục tiêu cuối cùng của phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân thông qua việc mở rộng và bảo vệ các quyền tự do của họ. [5]

Ông định nghĩa phát triển dưới góc độ mở rộng và bảo vệ các quyền tự do của con người, bao gồm năm khía cạnh quan trọng:

Các quyền tự do chính trị (political freedoms): công dân có quyền tự do lựa chọn người lãnh đạo chính phủ, có quyền tự do phê phán và chỉ trích chính quyền, có quyền tự do ngôn luận và tự do biểu đạt. Báo chí không bị kiểm duyệt hoặc kiểm soát bởi nhà nước, đảm bảo tính khách quan và đa dạng trong thông tin.

Các quyền tự do kinh tế (economic facilities): liên quan đến khả năng sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế phục vụ các mục đích sản xuất, tiêu dùng và giao dịch trên thị trường.

Nguồn lực xã hội (social opportunities): Ông đặt trọng tâm vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các loại hình dịch vụ xã hội khác, đảm bảo mọi người có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế và chính trị.

Bảo đảm minh bạch (transparency guarantees): liên quan đến mức độ công khai và minh bạch trong đời sống kinh tế và xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống tham nhũng và tiêu cực trong bộ máy nhà nước.

An sinh xã hội (protective security): Ông xem đây là quyền cơ bản giúp bảo vệ các nhóm yếu thế hoặc các cá nhân gặp rủi ro trong xã hội, bao gồm trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hộ nghèo, và các chương trình nhà ở xã hội. Mục tiêu nhằm đảm bảo mọi người có một mức sống tối thiểu và không bị bỏ lại trong hoàn cảnh khốn cùng, đói khát.

Ông Amartya Sen vào năm 2022. Ảnh: Stephanie Mitchell/ Harvard.

Theo Amartya Sen, một xã hội có thành công hay không cần phải được đánh giá dựa vào việc người dân nước đó được hưởng các quyền tự do đến mức nào. Việc có nhiều tự do hơn không chỉ thúc đẩy cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống của một cá nhân mà còn giúp người đó củng cố khả năng cải biến thế giới xung quanh theo chiều hướng tích cực.

“Phát triển” không chỉ là tập trung vào việc gia tăng thu nhập và của cải, mà còn là việc loại bỏ những yếu tố cản trở tự do của người dân, chẳng hạn như nghèo đói, mù chữ, các rào cản gia nhập thị trường và suy thoái chính trị. Khái niệm “Phát triển là tự do” của Amartya Sen thể hiện sự đánh giá rộng hơn và toàn diện hơn về phát triển, thúc đẩy việc tạo ra các chỉ số giúp đánh giá một cách tổng quan tiến trình phát triển của một quốc gia.

Những người ủng hộ luận đề “Giá trị châu Á” thường đặt quyền tự do chính trị và tự do kinh tế ở thế đối lập nhau. Họ cho rằng người dân có thể cần phải hy sinh quyền tự do chính trị ở một mức độ nhất định để đạt tăng trưởng cao về kinh tế. Amartya Sen khẳng định rằng hai chiều kích phát triển này không có sự mâu thuẫn nội tại. Thậm chí việc mở rộng các quyền tự do chính trị còn đảm bảo sự phát triển kinh tế một cách bền vững.

Ông cho rằng các nền kinh tế ở Đông Á (bao gồm Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc thời hậu Mao Trạch Đông) có những bước phát triển thần kỳ trong giai đoạn 1960 – 1990 không phải vì đây là các nhà nước độc tài và đàn áp quyền tự do dân sự – chính trị của người dân. Ngược lại, các nước này tăng trưởng kinh tế ngoạn mục là do dân chúng có tỷ lệ biết đọc biết viết cao, nền giáo dục chất lượng cao, cải cách ruộng đất thành công, nền kinh tế tuân theo các quy luật thị trường, nhà nước thực thi các chính sách thúc đẩy đầu tư, xuất khẩu và công nghiệp hóa nền kinh tế, thúc đẩy tự do cạnh tranh, thực thi chiến lược hội nhập và mở rộng thị trường quốc tế. [6]

Ông khẳng định chế độ dân chủ còn ưu việt hơn thể chế độc tài trong việc ngăn chặn các thảm họa nhân đạo nghiêm trọng. Bằng chứng là trong lịch sử thế giới, không có nạn đói lớn nào từng xảy ra ở một nước dân chủ với một nền báo chí độc lập, dù là ở Tây Âu – Bắc Mỹ giàu có hay ở các khu vực kém phát triển hơn như châu Á và châu Phi. [7] Có được điều này là do các nền dân chủ hiệu quả thường cung cấp nhiều kênh để người dân tạo áp lực lên chính quyền (như thông qua bầu cử, biểu tình, đình công, báo chí độc lập, v.v.), buộc nhà cầm quyền phải đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của cộng đồng.

Thực tế thì những nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới đều xảy ra ở những xã hội độc tài – toàn trị. Ví dụ như nạn đói Holodomor ở Liên Xô trong những năm 1930 do chính sách công nghiệp hóa thần tốc và tập thể hóa nông nghiệp cưỡng bách của Stalin. Nạn đói gây ra thiệt hại về nhân mạng lớn nhất trong lịch sử thế giới xảy ra ở Trung Quốc từ năm 1958 đến năm 1961, giết chết hàng chục triệu người, là hậu quả của chiến dịch Đại nhảy vọt của Mao Trạch Đông.

Quan trọng hơn, Sen khẳng định quyền tự do chính trị và tự do dân sự là những quyền thiêng liêng của công dân, chúng có tầm quan trọng nội tại, mà không cần phải chứng minh cho giá trị của mình thông qua tác động tích cực đến đời sống cá nhân hay những lợi ích kinh tế – xã hội mà chúng có thể mang lại. [8]

Áp dụng vào bối cảnh Việt Nam

Người viết rất khâm phục những thành quả kinh tế và xã hội ấn tượng mà Lý Quang Diệu và Đảng Hành động Nhân dân của ông đã đem đến cho đảo quốc Singapore. Tuy nhiên nhiều quan điểm Lý Quang Diệu cổ xúy đã và đang bị các nhà nước độc tài lợi dụng để duy trì thế áp bức chính trị, gây bất lợi cho phong trào dân chủ ở châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Các quyền tự do dân sự và tự do chính trị không chỉ là đặc quyền dành riêng cho công dân ở các nước phương Tây, chúng là các giá trị phổ quát, vượt qua các ranh giới văn hóa. Nhà xã hội học người Đức Max Weber (1864 – 1920) định nghĩa nhà nước là “một tổ chức có độc quyền sử dụng bạo lực một cách hợp pháp trên một lãnh thổ nhất định”. [9] Chính vì có sự độc quyền trong việc sử dụng bộ máy cảnh sát, công an, quân đội, nhà tù, nhà nước là thiết chế có khả năng đe dọa lớn nhất đối với quyền tự do của mỗi công dân. Do đó, trong bất cứ xã hội nào, chúng ta cần có các thiết chế giúp hạn chế quyền lực nhà nước cũng như bảo vệ các quyền tự do dân sự và tự do chính trị cơ bản của công dân. [10]

Trong khi Lý Quang Diệu khẳng định thành công của các con rồng Đông Á trong thập niên 1980 có nguồn gốc sâu xa là những giá trị văn hóa Khổng – Mạnh, cũng chính những giá trị này bị nhiều học giả cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 cho là bảo thủ, giáo điều, kéo lùi sự phát triển của văn minh Á châu trong mối tương quan với phương Tây. [11] Trong Đại Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, Nho giáo thậm chí bị xem là hệ tư tưởng cũ, văn hóa cũ, cần phải bị tiêu trừ. Lăng mộ của Khổng Tử ở tỉnh Sơn Đông thậm chí còn bị đập phá và thiêu hủy bởi Hồng vệ binh. Tóm lại, như nhà báo Fareed Zakaria nhận xét, văn hóa có tính phức tạp cao độ, chứa đựng cả các yếu tố tích cực và tiêu cực, người ta có thể tìm thấy trong văn hóa những gì mà họ muốn để bảo vệ cho luận điểm của mình. [12]

Những người khẳng định người dân châu Á chỉ muốn làm giàu, không quan tâm đến các quyền tự do dân chủ chắc hẳn đã quên những sự kiện như Thiên An Môn năm 1989, nơi mà hàng triệu người đổ ra đường tại trung tâm Bắc Kinh và hàng trăm thành phố lớn nhỏ khắp Trung Quốc, nhằm đưa ra các yêu sách đòi cải cách chính trị đối với Đảng Cộng sản. Phong trào chỉ bị dập tắt khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa quân đội và xe tăng vào thành phố, dùng vũ lực để trấn áp người biểu tình.

Gần đây hơn, chúng ta chứng kiến phong trào dù vàng năm 2014 của người dân Hong Kong nhằm phản đối can thiệp của Bắc Kinh vào bầu cử đặc khu trưởng. Năm 2019, các cuộc biểu tình cực lớn thu hút hàng triệu người đã nổ ra trên khắp Hong Kong nhằm phản đối dự luật dẫn độ.

Đứng trước các đàn áp chính trị ngày càng mạnh mẽ của Bắc Kinh, hàng trăm ngàn người dân Hong Kong đã và đang nộp đơn xin visa để đến sống tại Anh Quốc. [13] Tại đất nước mới, nhiều người trong số họ phải đối mặt với một mức sinh hoạt phí đắt đỏ và chấp nhận làm việc trong ngành khách sạn và bán lẻ, vốn yêu cầu trình độ kỹ năng thấp hơn năng lực vốn có của họ. [14] Rõ ràng là đối với những người Hong Kong này, quyền tự do chính trị quan trọng hơn điều kiện kinh tế.

Quan trọng hơn, văn hóa không phải là thứ đứng yên hay bất biến, mà luôn chịu ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài, các luồng tư tưởng ngoại sinh. Việc Hàn Quốc, Đài Loan, và Nhật Bản thực hiện dân chủ hóa thành công và được tổ chức Freedom House xếp hạng là các nước “tự do” (free) cho thấy dân chủ hoàn toàn có thể bén rễ và phát triển ở các xã hội chịu ảnh hưởng mạnh của Nho giáo.

Trong bối cảnh của Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với phát triển trong nhiều trường hợp:

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng khiến môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, hiện tượng đánh đổi môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế diễn ra ở nhiều địa phương.

Hệ thống giáo dục quốc dân đã trải qua nhiều lần cải cách, nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết, bao gồm vấn nạn dạy thêm – học thêm, chương trình mang tính nhồi nhét và bị chính trị hóa, thiếu tính khai phóng.

Tự do học thuật trong các trường đại học vẫn là một ước mơ xa vời khi cả giảng viên và sinh viên phải tự kiểm duyệt trên giảng đường cũng như trong nghiên cứu khoa học.

Sự độc quyền quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường tạo ra một hệ thống tư bản thân hữu bám rễ sâu vào hệ thống chính trị. Tham nhũng trở thành căn bệnh trầm kha, bộc lộ rõ ràng nhất trong vụ kit test Việt Á và “chuyến bay giải cứu”, trong khi cả nước oằn mình gánh chịu những hậu quả đau thương của COVID-19.

Cơ chế “đảng cử dân bầu” khiến cho các cuộc bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp còn mang tính hình thức, người dân ngày càng trở nên vô cảm, thờ ơ với “ngày hội lớn của toàn dân”. Người dân bị hạn chế các quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do lập hội và tự do biểu tình.

Những thách thức ngày càng lớn trong tiến trình phát triển của Việt Nam không thể được giải quyết bằng việc châm biếm tình trạng “bất ổn chính trị”, “tự do quá đà” của các nền dân chủ phương Tây, hoặc bằng việc rao giảng “quan điểm dân chủ, nhân quyền của phương Tây không phù hợp với Việt Nam”, chúng ta cần phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, “hòa nhập nhưng không hòa tan”.

Những thách thức này chỉ có thể được giải quyết khi mỗi một người dân Việt Nam và các quyền tự do của họ được đặt ở vị trí trung tâm của quá trình phát triển, đây cũng chính là khát vọng, là đích đến của nhân loại tiến bộ.

https://www.luatkhoa.com/2023/10

Người Thượng Vì Công Lý: Thông cáo không liên quan đến sự kiện bạo lực ở Tây Nguyên

Lời tòa soạn – Gần đây đã xảy ra bạo lực giết chết công an CSVN ở Tây Nguyên, Việt Nam khiến cho dư luận xôn xao.

Chúng tôi nhận được thông cáo báo chí dưới đây của tổ chức Người Thượng Vì Công Lý để xác minh họ không có liên quan gì đến những hành động bạo lực nói trên.

Xin đăng lại để rộng đường dư luận.

Continue reading

USCIRF đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách CPC (VOA)

02/5/2023 – VOA Tiếng Việt 

Các quan chức USCIRF họp báo trực tuyến công bố báo cáo 2023, ngày 1/5/2023.

Hôm 1/5, Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) tiếp tục kết luận và khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách Quốc gia Cần quan tâm Đặc biệt (CPC) vì tình trạng vi phạm tự do tôn giáo “nghiêm trọng, có hệ thống và đang tiếp diễn”.

Tuy nhiên, USCIRF cho biết thêm rằng họ hy vọng việc Việt Nam bị đưa vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) vừa qua sẽ khuyến khích chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cụ thể để giải quyết các mối quan ngại lâu dài về tự do tôn giáo.

Continue reading

Thời sự thế giới Thứ hai 07/02/2022

Ngoại trưởng Mỹ với chuyến công du nhằm tái khẳng định sự tập trung vào Châu Á – 07/02/2022 – Reuters 

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ đặt mục tiêu với chuyến công du tới Thái Bình Dương trong tuần này để tái khẳng định với thế giới rằng trọng tâm chiến lược dài hạn của Washington vẫn là khu vực châu Á – Thái Bình Dương bất chấp cuộc khủng hoảng leo thang với Nga về Ukraine, theo Reuters.

Vào ngày 7/2, Ngoại trưởng Blinken sẽ khởi hành tới Australia, Fiji và Hawaii để họp với các đồng minh quan trọng và tái khẳng định cam kết đẩy lùi điều mà Hoa Kỳ gọi là “sự cưỡng ép” về kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Continue reading

Vĩnh biệt Sài Gòn – May

Trước hay trong đại dịch, quyền sống và phẩm giá của công nhân vẫn luôn bị chính quyền xem nhẹ.

 

 

Những người dân trên đường rời thành phố. Ảnh: Người Lao Động, VnExpress, Afamily. Thiết kế: Luật Khoa.

Ngày đầu công ty mở cửa, kêu gọi công nhân trở lại nhà máy sau thời gian giãn cách vì dịch COVID-19, Thanh (29 tuổi) đâm đơn nghỉ việc. Cô muốn rời Sài Gòn, về quê Trà Vinh, ngay trong thời điểm thành phố tung ra nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút người lao động.

Continue reading